Chiến khu từ năm 2016 Quân_khu_(Quân_Giải_phóng_Nhân_dân_Trung_Quốc)

Từ ngày 1 tháng 2 năm 2016, hệ thống 7 đại quân khu (Thất đại quân khu) bị giải thể và được thay bằng 5 đại chiến khu (Ngũ đại chiến khu) mới (tiếng Anh dịch là theater command)[3] gồm:

  1. Chiến khu Bắc bộ: Gần tương ứng với Quân khu Thẩm Dương và một phần Quân khu Tế Nam trước đây. Địa bàn gồm 5 tỉnh và đặc khu gồm Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Nội MôngSơn Đông. Bộ tư lệnh đặt tại Thẩm Dương, quản lý các tập đoàn quân số 16, 26, 39 và 40.[cần dẫn nguồn][nghiên cứu chưa công bố?]
  2. Chiến khu Đông bộ: Gần tương ứng với Quân khu Nam Kinh trước đây. Địa bàn gồm 6 tỉnh gồm Giang Tô, Chiết Giang, Thượng Hải, Phúc Kiến, An HuyGiang Tây. Bộ tư lệnh đặt tại Nam Kinh, quản lý các tập đoàn quân số 1, 12 và 31.[cần dẫn nguồn][nghiên cứu chưa công bố?]
  3. Chiến khu Nam bộ: Gần tương ứng với Quân khu Quảng Châu và một phần Quân khu Thành Đô trước đây. Địa bàn gồm 8 tỉnh và đặc khu gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Hải Nam, Vân Nam, Quý Châu, Hương CảngÁo Môn. Bộ tư lệnh đặt tại Quảng Châu, quản lý các tập đoàn quân số 14, 41 và 42.[cần dẫn nguồn][nghiên cứu chưa công bố?]
  4. Chiến khu Tây bộ: Gần tương ứng với Quân khu Lan Châu và một phần Quân khu Thành Đô trước đây. Địa bàn gồm 7 tỉnh và đặc khu gồm Tứ Xuyên, Tây Tạng, Cam Túc, Ninh Hạ, Thanh Hải, Tân CươngTrùng Khánh. Bộ tư lệnh đặt tại Thành Đô, quản lý các tập đoàn quân số 13, 21 và 47.[cần dẫn nguồn][nghiên cứu chưa công bố?]
  5. Chiến khu Trung ương: Gần tương ứng với Quân khu Bắc Kinh và một phần Quân khu Tế Nam trước đây. Địa bàn gồm 7 tỉnh và thành phố gồm Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Tây, Hà Nam, Thiểm TâyHồ Bắc. Bộ tư lệnh đặt tại Bắc Kinh, quản lý các tập đoàn quân số 20, 27, 38, 54 và 65.[cần dẫn nguồn][nghiên cứu chưa công bố?]